CHIA SẺ

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CAU LÙN

Để có một Vườn Cau Lùn phát triển đồng đều và cho năng suất cao thì ngoài việc đảm bảo kỹ thuật trồng ban đầu bạn cần chú ý kỹ thuật chăm sóc Cây Cau Lùn. Hàng năm cần chú ý lịch tưới nước, làm cỏ, bón phân, phòng chống cỏ dại. Nhờ có kỹ thuật chăm sóc đúng mà nhiều nhà vườn đã thu hoạch với năng suất rất cao.


Vườn Cau Lùn Giống

Tưới nước và làm cỏ

Ngay sau khi mới trồng, cây còn non lại có một lượng phân bón lót trong hố trồng nên cây cần nước để thích nghi với điều kiện sống mới. Để giúp cây tăng cường sức đề kháng Bà con cần cung cấp đủ nước tưới cho cây. Mùa đông không nên tưới nhiều nước vì cây bước vào kỳ ngủ nghỉ. Nên che bóng 50 đến 70%; ánh sáng mạnh dễ làm cho lá chuyển sang màu vàng.

Đồng thời cần có biện pháp bảo vệ Cây Cau Lùn nếu nơi trồng có nhiều gió hoặc có gia súc phá hoại sẽ làm tổn thương, lay gốc cây.

Hàng năm cần có kế hoạch định kỳ dọn sạch cỏ rác quanh gốc Cây Cau Lùn để tránh bọ, kiến làm tổ gây hại cho cây

Bón phân cho Cau Lùn

Ngoài lượng phân bón lót trước cho Cây Cau Lùn thì hàng năm vào lúc cây sinh trưởng thì cần chú ý tới chế độ phân bón cho cây. Đặc biệt, khi cây bắt đầu bước vào giai đoạn cho trái.


Bón phân cho Cau Lùn

Mỗi năm cần bón bổ sung phân lân NPK một lần, liều lượng còn tùy thuộc vào điều kiện đất đai, điều kiện dinh dưỡng nơi đang trồng. Sau mỗi đợt thu hoạch trái, bạn cần bổ sung phân bón để Cây Cau Lùn nhanh phục hồi.

Phòng trừ sâu, bệnh hại

Thông thường, Cây Cau Lùn dễ bị các bệnh như Rệp Sáp, Rệp Phần Ốc Vảy… Nếu cây mắc phải các loại vi khuẩn sâu hại trên nên dùng Supracide hoặc Suprathion phun vào sẽ diệt được chúng.



Phòng trừ sâu, bệnh hại cho Cây Cau Lùn

Tránh trồng cây ở nơi thiếu ánh sáng vì đây sẽ là điều kiện tốt cho các loại sâu bệnh hoành hành như: Rầy, Nấm… Trong trường hợp mắc phải loại bệnh này cần phun thuốc trị Rầy hoặc Ridomin để trừ nấm.